Với lượng kiến thức khổng lồ, việc ghi nhớ này khiến việc học của các sĩ tử ngày càng áp lực. Ngoài việc bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ, bạn cũng cần cần thay đổi phương pháp học ngay và luôn nếu muốn nâng cao hiệu quả ghi nhớ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những cách học bài nhanh thuộc được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển.
Cách học bài nhanh thuộc bằng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp học hiệu quả được giới chuyên môn đánh giá cao, đồng thời giúp xây dựng thói quen tốt cho tư duy của trẻ. Phương pháp này giúp não trái và não phải hoạt động một cách tối đa. Não trái có khả năng ghi nhớ chữ, con số, ký tự, logic. Não phải ghi nhớ hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Sơ đồ sẽ sử dụng toàn bộ những yếu tố trên để vẽ nên một bức tranh kiến thức tổng quan.
Sử dụng sơ đồ tư duy, bạn có thể rèn luyện tư duy sáng tạo thông qua việc tùy ý tạo ra kiểu sơ đồ cho riêng mình. Bên cạnh đó, sơ đồ tư duy cũng là cách cải thiện trí nhớ tốt cho các sĩ tử. Cách học bài nhanh thuộc này có tính logic và sáng tạo cao, lại rất hiệu quả.
Cách học bài nhanh thuộc bằng mã
Nenori là cách học bài nhanh thuộc được các nước phương Tây áp dụng cho học sinh. Từ đó, các em có thể học thuộc dễ dàng hơn, đồng thời giúp ghi nhớ hàng nghìn hình ảnh và con số trong thời gian ngắn. Dưới đây là ví dụ minh họa cho phương pháp học thuộc này:
Bạn cần ghi nhớ 6 hình ảnh theo thứ tự: Chai nước, xe máy, quả chuối, vũng nước, sư tử, con chó. Cụ thể bạn hãy tưởng tượng một chuỗi sự kiện như sau:
- “Chai nước” đang lái “xe máy”.
- Bỗng dưng vấp phải “quả chuối”, và té xuống “vũng nước”.
- Khi cố gắng bước khỏi vũng nước, thì bỗng nhiên một con “sư tử” xuất hiện trước mặt.
- Vì quá hoảng sợ, chai nước mới leo lên lưng “con chó” gần đó để chạy thoát.
Vậy là một câu chuyện đã được viết ra và bạn đã nhớ được 6 hình ảnh cùng lúc.
Chia nhỏ và tóm tắt nội dung cần học
Bước 1: Phân chia nội dung
Hãy chia nhỏ các nội dung cần học. Việc chia nhỏ vùng kiến thức sẽ giúp bạn tiếp thu lượng kiến thức vừa phải cho từng đoạn kiến thức. Ví dụ, trong Toán học cần tách ra các mục như đồ thị, lượng giác, phương trình, hệ phương trình,…
Bước 2: Tóm tắt ý chính
Trong từng phần hãy tóm tắt những ý chính làm trọng tâm. Đây sẽ là kiến thức “key” giúp bạn khai thác, giải đáp những vấn đề liên quan. Ví dụ, trong lượng giác cần nắm được công thức của lượng giác, công thức tổng và hiệu các giá trị lượng giác, cung và góc trong lượng giác,…
Một điểm lưu ý, đó là đối với những công thức cần phải học thuộc thì bạn cần tập thường xuyên làm bài tập áp dụng công thức đó. Như vậy, bạn mới có thể nhớ lâu và không quên được.
Bước 3: Ghi ra giấy
Ngay lúc đọc nhẩm, học thuộc, bạn cảm giác đã ghi nhớ được nhưng thực tế, bạn sẽ quên ngay sau đó. Do đó, khi học bạn cần chuẩn bị giấy bút. Học đến đâu, ghi ý chính ra tới đó. Đây cũng là cách giúp bạn nhớ lâu hơn và nhanh thuộc bài hơn. Sau mỗi phần, bạn hãy đóng những tờ giấy mình đã ghi chú thành một cuốn riêng để đến lúc kiểm tra chỉ cần ôn lại là có thể tự tin làm bài.
Cách học bài thuộc nhanh bằng liên hệ, liên kết
Cách học bài nhanh thuộc bằng cách liên hệ, liên kết phù hợp với những môn học như Địa Lý, Lịch Sử, Tiếng Anh. Bạn cần nhớ ý chính để từ đó não bộ tự liên hệ thay vì phải học vẹt từng câu từng chữ.
Ví dụ, đối với môn Địa Lý, để nhớ đến phần “Địa lý các vùng kinh tế”, bạn hãy nhớ đến những biểu hiện đặc trưng. Hay trong bài “Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc bộ”, bạn sẽ phải cần nhớ thế mạnh của vùng là công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, thủy điện, nông lâm nghiệp nhiệt đới…
Sau đó tiếp tục liên hệ tới các thế mạnh xuất hiện đặc trưng ở đâu. Thế mạnh Thủy điện sẽ nghĩ ngay đến nhà máy Thủy điện Hòa Bình, thế mạnh du lịch không thể không nhắc đến Sa Pa, Lào Cai,… Bằng sự liên kết, liên hệ này, các bạn sẽ học được cách đọc sách hiệu quả và nhớ lâu ngoài sức tưởng tượng.
Học thuộc nhanh bằng màu sắc, vần điệu, hình ảnh
Một cách học bài nhanh thuộc khác là sử dụng hình ảnh, màu sắc. Nghiên cứu đã chỉ ra não bộ có khả năng ghi nhớ các yếu tố này nhanh và lâu hơn so với chữ và số. Bạn hãy chọn những hình ảnh gần gũi, thường xuyên bắt gặp, liên tưởng đến nó để ghi nhớ một mảng kiến thức nào đó.
Phương pháp này thường được những người học Tiếng Anh áp dụng. Thay vì học từ mới một cách máy móc, bạn thử ghi nhớ từ vựng đó bằng cách gắn một hình ảnh tương tự như chính nó.
Ngoài hình ảnh, bạn có thể sử dụng màu sắc trong quá trình học thuộc của mình. Ví dụ khi học Lịch sử, hãy tô màu ngày tháng hoặc phân loại theo nhân vật lịch sử. Ví dụ: Trong giai đoạn chiến tranh trước 1930, chúng ta sử dụng màu xám để thể hiện bối cảnh lịch sử nước nhà lúc bấy giờ. Từ 1920 trở đi, Đảng cộng sản Việt Nam thành lập, hãy sử dụng màu xanh để hiển thị các thông tin.
Trên đây là một số cách học bài nhanh thuộc mà bạn có thể áp dụng để não bộ tiếp thu lượng kiến thức lớn hơn và lâu hơn. Để những phương pháp trên phát huy được hiệu quả, bạn cần chú ý một số yếu tố khác như:
- Đảm bảo không gian học yên tĩnh.
- Giải lao 5 – 10 phút sau khoảng 60 phút học.
- Tránh ôn luyện cùng lúc nhiều môn sẽ khiến não trở nên hỗn loạn.
- Tạo cảm xúc trong quá trình học.
- Thực hiện kiểm tra chéo theo nhóm 3 – 4 người để giúp trí nhớ được rèn luyện liên tục.
Hãy để kiến thức trở thành người bạn chứ không phải kẻ thù trong cuộc sống. Tìm cách học đúng đắn không chỉ khiến quá trình học trở nên hiệu quả mà còn khiến bạn tìm thấy niềm vui khi dung nạp kiến thức. Chúc các bạn thành công trong quá trình học thuộc của mình!
Lê Bảo Vân là người sáng lập NidoBCN, một nền tảng giáo dục trực tuyến nổi bật với sứ mệnh mang đến các giải pháp học tập hiệu quả và kỹ năng sống cho học sinh và sinh viên. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục, Vân đã xây dựng NidoBCN từ một ý tưởng nhỏ thành một cộng đồng giáo dục phát triển mạnh mẽ. Đọc tiếp!