Bạn đã tìm ra phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả nhất cho mình chưa? Nếu chưa hãy thử áp dụng phương pháp Mnemonics Method vào việc học của bạn xem sao. Cùng Giáo Dục Nidobcn tìm hiểu xem phương pháp này có gì mà lại được nói đến nhiều như vậy nhé!
Một trong những phương pháp mình cảm thấy hiệu quả nhất chính là phương pháp ghi nhớ Mnemonic Method. Khá lạ nhỉ? đọc tiếp mình sẽ giải thích nhiều hơn về cách học này cho bạn nhé.
I. ÁP DỤNG TRIỆT ĐỂ PHƯƠNG PHÁP MNEMONICS METHOD VÀO HỌC TIẾNG NHẬT
Nếu bạn đang bế tắc trong việc học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Nhật thì hãy đọc hết những chia sẻ này nhé, biết đâu lại giúp ích cho bạn.
1. Phương pháp Mnemonics Method là gì?
Trước hết thì Mnemonics trong tiếng Anh có nghĩa là ghi nhớ vì thế Mnemonics được lấy thành tên của phương pháp học này. Nó là loại kĩ thuật hoặc có thể là “mẹo” để bạn có thể học và nhớ một cách dễ dàng.
Bạn sử dụng những kiến thức mà bạn đã học hoặc dễ học để kết nối với những điều bạn chưa biết. Mnemonics có thể là từ, ký ức, một câu chuyện, một bức tranh, từ viết tắt, bài hát, điệu nhảy, hoặc bất cứ điều gì mà bạn có thể tưởng tượng.
Phương pháp học này có thể hơi xa lạ nhưng chắc hẳn bạn cũng đã biết và đã sử dụng trong thời đi học. Từ hồi cấp 1 bạn đã được học cách nhớ tháng nào 31 ngày, tháng nào 30 ngày bằng cách đếm bàn tay.
Hay như vào những tiết học hóa, có các bài vè, ca dao,… rất hay về các công thức hóa học giúp bạn nhớ mãi chẳng quên được ký hiệu hóa học, phương trình hóa học,… dù môn hóa là một môn chẳng hề dễ học chút nào.
Hay với tiếng Nhật cũng vậy, khi mình đang học ở trình độ sơ cấp, động từ bất quy tắc nhóm 2 thực sự làm khó mình rất nhiều. Nhưng khi gắn những điều mình học vào trong thực tế xung quanh, liên tưởng về một câu chuyện gần gũi thì điều làm mình sợ đó lại khiến mình tự tin nhất.
Từ đây bạn cũng có thể hiểu theo một cách đơn giản nhất là Mnemonics chính là việc bạn áp dụng những kiến thức bạn học vào trong hình ảnh, câu chuyện, ví dụ gần gũi nhất để ghi nhớ.
2. Mnemonics Method giúp mình ghi nhớ toàn bộ HÁN TỰ N3 chỉ trong 1 tháng học
Nghe tuyệt nhỉ, học toàn bộ kiến thức thi chỉ trong 1 tháng đấy, điều tưởng chừng như hoang đường nhưng mình lại có thể làm được dù mình không phải là một người thông minh.
Mnemonics Method đã giúp mình làm điều đó đấy. Với tiếng Nhật, bạn biết không đặc biệt lắm ấy, bởi thay vì bạn chỉ học 1 bảng chữ cái như tiếng Anh, tiếng Trung,… thì mình phải học đến 3 bảng chữ cái mà còn là chữ tượng hình. Thật choáng váng ở những buổi học đầu tiên.
Với 2 bảng chữ cái là Hiragana (bảng chữ mềm) và Katakana (bảng chữ cứng) các chữ không có nhiều nét, mình có thể tự học bằng việc chép đi chép lại nhiều lần nhưng với bảng chữ Kanji thì sao? Không thể được đâu, nó ngốn của bạn rất nhiều thời gian.
Chữ Kanji có nguồn gốc từ chữ Hán, cho nên các nét viết rất nhiều, nhất là với tiếng Nhật thì điều bạn phải nhớ 3 bảng chữ cái 1 lúc là một cực hình với bạn. Mình đã rất loay hoay với việc cứ chép đi chép lại một chữ cả trang giấy mà chỉ cần làm một việc gì đó mình có thể quên ngay như chưa từng học.
Và rồi mình đã tìm được Mnemonics Method – phương pháp cứu vớt mình khỏi đầm cát lún, trợ thủ đắc lực trong việc “Chinh phục chữ Hán” của mình. Trên mạng phương pháp Mnemonics Method này cũng có nói đến nhưng để vận dụng được tối đa thì khá khó.
Mình đã học đến trình độ N3 (trình độ trung cấp) cũng thuộc dạng biết chút về tiếng Nhật rồi nhưng mình choáng ngợp với kiến thức ở trình độ này. Ngữ pháp quá nhiều, từ vựng cũng quá nhiều, Hán tự cũng quá nhiều. Nếu so sánh thì kiến thức N5 + N4 gộp vào chỉ bằng ⅔ kiến thức của N3 thôi. Vậy mình đã dùng Mnemonics Method như nào mà có thể học hết chữ Hán trong 1 tháng học? Đọc tiếp nhé!
Trước tiên, để nhớ chữ Hán dễ dàng hơn, người ta thường gắn cho nó những câu chuyện (gọi là liên tưởng hay tưởng tượng cũng được). Bởi đặc thì của Kanji được cấu thành từ nhiều thành phần nhỏ hơn gọi là bộ thủ với nghĩa riêng, với những chữ mà có thành phần không phải là bộ thủ thì ta gán nghĩa vào cho dễ nhớ.
Mình đã tách từng thành phần nhỏ đó ra, mỗi thành phần gán với 1 hình ảnh rồi ghép lại thành câu chuyện. Tuy nhiên thì việc tách ghép này mình khuyên bạn không nên tự làm vì mất thời gian lắm, học chữ chưa xong lại còn phải ngồi nghĩ chuyện thì còn lâu mới học hết được.
Thay vào đó mình đã tìm được quyển sách “Chinh phục Chữ Hán N3” giúp mình làm điều đó. Việc mình cần làm là nhìn ví dụ mà học thôi, vào đầu nhanh cực kỳ.
Lê Bảo Vân là người sáng lập NidoBCN, một nền tảng giáo dục trực tuyến nổi bật với sứ mệnh mang đến các giải pháp học tập hiệu quả và kỹ năng sống cho học sinh và sinh viên. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục, Vân đã xây dựng NidoBCN từ một ý tưởng nhỏ thành một cộng đồng giáo dục phát triển mạnh mẽ. Đọc tiếp!