Làm sao để có động lực học Tiếng Anh? Những ngày đầu bạn hăng say học nhưng dần về sau bạn lại cảm thấy khó nhớ ngữ pháp, từ vựng… khiến bạn cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc. Đừng lo! Hãy cùng cùng Giáo Dục Nidobcn khám phá ngay 15 cách tạo động lực, hứng khởi để học Tiếng Anh mỗi ngày nhé!
1. Xác định lý do, đặt mục tiêu rõ ràng khi học Tiếng Anh
Ngay từ khi bắt đầu học Tiếng Anh, bạn cần tìm ra câu trả lời cho bản thân mình: Tại sao phải học Tiếng Anh? Mình cần tiếng anh để làm gì? Việc xác định được lý do cũng như có mục tiêu rõ ràng sẽ khiến bạn cố gắng hơn và tạo động lực học Tiếng Anh mạnh mẽ.
Bạn có thể đặt ra những mục tiêu lớn để khuyến kích bản thân cố gắng. Tuy nhiên, hãy nên nhớ quy tắc đặt mục tiêu là cần đảm bảo tính SMART. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đưa ra các mục tiêu nhỏ để duy trì việc học Tiếng Anh mỗi ngày. Như vậy, bạn sẽ củng cố niềm tin và có động lực để từng bước chinh phục Tiếng Anh.
Dưới đây là các bước xác định mục tiêu học Tiếng Anh dành cho bạn tham khảo:
Bước 1: Xác định mục tiêu học Tiếng Anh mà bạn mong muốn đạt được qua các câu hỏi:
- Xác định mình muốn gì? (Đổ các kỳ thi, Một công việc tại công ty quốc gia, du lịch nước ngoài…)
- Xác định năng lực mình ở đâu? (Làm các bài test trên website, tham dự thi lấy các chứng chỉ Toeic, Ielts, Toefl…)
- Thiết lập mục tiêu theo cấu trúc (Hoàn thành khoá học/ đạt chứng chỉ… trong bao lâu)
- Mục tiêu đặt ra phải có thời gian, đo lường được và cụ thể thì bạn sẽ tiến gần tới với mục tiêu đó.
Bước 2: Mục tiêu dài hạn được chia nhỏ thành các mục tiêu ngắn hạn
- Xác định lộ trình học cụ thể
- Xác định thời hạn cho từng bước trong lộ trình
2. Xây dựng niềm đam mê với Tiếng Anh
Vốn dĩ học một ngôn ngữ mới không khó, chỉ là bạn chưa thể nào tiếp cận chúng theo những cách nhẹ nhàng hay cảm thấy hứng thú, đam mê. Thay vì học thuộc từ vựng “vẹt” và một đống ngữ pháp được nhồi nhét trong đầu, bạn hãy tiếp cận Tiếng Anh theo sở thích của bạn thân.
Chẳng hạn: Bạn là một người cuồng phim thì ngại gì mà không xem các bộ phim học Tiếng Anh bom tấn hay cổ điển như: Friends, Harry Potter, Mon… Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy thú vị hơn khi học. Còn nếu bạn thích âm nhạc, thì Billboard với các bảng xếp hạng từ Rock, Dance đến nhạc đồng quê sẽ giúp bạn cải thiện Tiếng Anh hiệu quả. Bạn chỉ cần đảm bảo việc học Tiếng Anh giống như niềm đam mê của bản thân là được.
3. Tạo động lực học Tiếng Anh bằng củng cố niềm tin
Niềm tin chính là nguồn động lực để bạn tiếp tục việc học Tiếng Anh của mình. Xây dựng niềm tin tốt, tin tưởng vào bản thân rằng mình sẽ làm được khiến bạn tiếp thu Tiếng Anh tốt hơn. Ngược lại, những người hay có cái nhìn tiêu cực về khả năng Tiếng Anh của họ thường có xu hướng dễ bỏ cuộc và khó cải thiện được trình độ Tiếng Anh của mình. Do đó, hãy tin tưởng vào bản thân của mình rồi bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng.
Lưu ý nhỏ cho các bạn là không nên so sánh Tiếng Anh của bạn với ai hết. Bởi điều này không công bằng! Một người bản địa vốn dĩ sinh ra để học Tiếng Anh và dùng cả tuổi thơ để trau dồi so với bạn học Tiếng Anh vài tháng hoặc vài năm. Không một ai dốt ở điều gì hết, họ chỉ đơn giản là chưa đủ quan tâm thôi.
4. Lựa chọn phương pháp học phù hợp với bản thân
Phương pháp học quyết định đến 40% hiệu quả khi học ngoại ngữ hay một môn học gì đó. Hãy tìm hiểu, thử nghiệm và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Khi đã áp dụng phương pháp phù hợp với bản thân, bạn sẽ thấy lấy được nguồn cảm hứng học tập cũng như tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Một phương pháp mà bạn nên tham khảo để duy trì sự tập trung và tăng tối đa hiệu quả học Tiếng Anh đó là Pomodoro (Quả cà chua). Vậy phương pháp này được vận hành như thế nào? Rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1:Chọn một nhiệm vụ học tiếng Anh cần phải hoàn thành
Bước 2: Đặt báo thức 25 phút
Bước 3: Tập trung cao độ học tập trong 25 phút mà không để bị gián đoạn bởi bất cứ yếu tố nào
Bước 4: Sau khi hết 25 phút, bạn nghỉ 5 phút
Cứ tiếp tục như vấy cho đến khi bạn hoàn thành xong công việc nhé!
Ngoài ra, nếu bạn tuân thủ 3 nguyên tắc phương pháp học Pomodoro thì việc học tiếng anh sẽ trở nên dễ dàng:
- Nên làm 1 việc trong 100% thời gian
- Nếu trong 1 Pomodoro bạn bị gián đoạn thì Pomodoro đó phải được tính lại từ đâu, không có ½ hay ⅔ Pomodoro
- Nếu bạn kết thúc công việc trước khi Pomodoro kết thúc, bạn hãy dành thời gian còn lại để kiểm tra, dò xét kết quả đã làm được.
5. Tạo dựng một không gian học tập truyền cảm hứng
Để có động lực học Tiếng Anh, bạn cần có một không gian học dễ chịu, thoải mái, đầy sáng tạo. Điều này sẽ tạo sự hứng khởi cho bạn mỗi khi bắt tay vào học Tiếng Anh. Một không gian lý tưởng sẽ như thế nào? Đó chính là cách bạn bố trí góc học tập tùy theo sở thích về màu sắc hay cách trang trí.
Một số cách decor cho không gian học Tiếng Anh trở nên lý tưởng và truyền cảm hứng hơn đó là:
- Viết mục tiêu ra giấy note và dán cẩn thận ở vị trí dễ nhìn thấy nhất.
- Viết những câu nói tạo động lực mà bạn tâm đắc và dán ở góc học tập.
- Màu sắc không gian học tập nên là các màu sáng, màu sắc tự nhiên, đơn giản giúp bạn tập trung và kích thích sự sáng tạo.
- Sắp xếp ngăn nắp lại góc học tập, tránh để bừa bộn.
- Cất khỏi tầm mắt những vật khiến bạn phân tâm như cuốn tạp chí, truyện tranh, đồ chơi điện tử…
6. Tìm bạn đồng hành cùng học Tiếng Anh
Bạn đã từng nghe đến cụm từ “Peer pressure” – áp lực ngang hàng chưa? Các nhà khoa học đã chứng minh rằng tìm một người bạn cùng đồng hành giúp đem động lực học tiếng Anh hiệu quả nhất. Ví dụ, khi bạn muốn xây dựng thói quen chạy bộ buổi sáng, có lẽ khá khó để rời giường và vận động một mình. Tuy nhiên, nếu có thêm một người hẹn bạn 4h cùng chạy, chắc chắn bạn sẽ có động lực ngay.
Điều đó áp dụng trong việc học Tiếng Anh như thế nào? Bạn có thể rủ bạn mình đăng kí một khóa học hoặc tham gia các nhóm học Tiếng Anh trên Facebook hay nói chuyện với người nước ngoài qua các trang web như speaking24.com, cambly…
7. Hãy thử viết nhật ký bằng Tiếng Anh
Bạn có thể học Tiếng Anh qua việc viết nhật ký. Những lợi ích khi viết nhật ký bằng Tiếng Anh chính là thực hành ngay với những kiến thức vừa học sẽ khiến bạn nhớ lâu và sâu hơn. Bởi, khi bạn cố gắng tìm những cấu trúc và từ mới để diễn đạt dòng suy nghĩ của mình sẽ giúp bạn học thêm được nhiều hơn.
Bên cạnh đó, mỗi khi bạn cảm thấy chán nản, bạn có thể đọc lại những dòng này để biết bản thân đã nỗ lực như thế nào để vượt qua trở ngại và tin tưởng bản thân có thêm động lực học Tiếng Anh. Bắt đầu ngay với những cấu trúc kể chuyện đơn giản và sau đó học thêm các cấu trúc ngữ pháp mới. Hãy cố gắng vận dụng để viết nhật ký mỗi ngày nhé!
8. Thư giãn cùng các bộ phim, video và bài hát truyền động lực
Cách đơn giản để lấy lại động lực học tiếng Anh đó là hãy thư giãn đầu óc với những bộ phim, video và bài hát truyền cảm hứng. Bạn có thể chọn theo sở thích hay chọn 1 bộ phim mà bạn muốn xem. Gợi ý tuyệt vời cho bạn là bộ phim Mưu cầu hạnh phúc (The Pursuit of Hapyness) – bộ phim truyền động lực sống cho cả thế giới. Hoặc phim Ba chàng ngốc (3 Idiots) – bộ phim truyền động lực học tập mạnh mẽ.
9. “Khi muốn bỏ cuộc, hãy nhớ lý do mình bắt đầu”
Khi bạn chán nản và muốn bỏ cuộc… làm ơn hãy nhìn lại những mục tiêu chính bạn đặt ra hay cuộc sống của bạn đã khó khăn như nào khi không biết Tiếng Anh. Hãy tưởng tượng rằng một ngày nào đó những cơ hội công việc hấp dẫn sẽ đến, những ước mơ sẽ thành hiện thực nếu bạn chinh phục được Tiêng Anh. Hoặc đơn giản là bạn có thể đặt chân đến mọi nơi, mọi đất nước xinh đẹp nếu bạn thành thạo Tiếng Anh.
10. Ghi nhận thành quả cho sự nổ lực của bản thân
Sự ghi nhận nằm ở tầng nhu cầu thứ 4 trong 5 tầng của tháp nhu cầu Maslow. Vì vậy, bạn không nên xem nhẹ bí quyết này. Dành phần thưởng cho bản thân là một sự ghi nhận và trân trọng đối với những nỗ lực của chính mình. Dành phần thưởng nhỏ tại những mốc hoàn thành mục tiêu ngắn hạn sẽ khiến bạn cảm thấy có động lực và hứng khởi hơn để tiếp tục việc học Tiếng Anh. Có một lưu ý nhỏ là bạn không nên nghỉ xả hơi quá lâu nhé!
11. Tìm các câu chuyện thành công của những người giống bạn
Bạn bị đánh mất động lực học Tiếng Anh bởi vì bạn đánh đã mất niềm tin vào bản thân. Một khi niềm tin bị lung lay hay một giây phút mệt mỏi muốn bỏ cuộc, hãy tìm đến câu chuyện thành công của những người có điểm xuất phát giống bạn. Khi đó, niềm tin nơi bạn sẽ được bồi đắp mạnh mẽ.
12. Kiên trì chính là chìa khóa của sự thành công
Học Tiếng Anh là cả một quá trình, do đó, kiên trì là điều cần thiết. Tuy nhiên, bạn sợ mình không đủ kiên trì đi hết hành trình đó. Một công thức xoá tan sự lo sợ này là hãy tưởng tượng với 1% nỗ lực mỗi ngày, bạn sẽ tiến bộ gấp 37,78 lần sau 1 năm. Như vậy, bạn sẽ có thêm động lực để kiên trì hơn đấy!
13. Hãy thực hành sử dụng Tiếng Anh nhiều nhất có thể
Động lực học Tiếng Anh của bạn được duy trì khi bạn nhìn thấy được sự tiến bộ của mình. Mỗi ngày, bạn dành thời gian nhỏ để thực hành Tiếng Anh cũng sẽ cho thấy một bước tiến bộ của bản thân. Dù bạn có biết hết các âm tiết trong Tiếng Anh nhưng không thực hành thì bạn cũng sẽ khó mà giao tiếp trôi chảy. Vì vậy, thực hành mới biến những lý tuyết khô khan ấy thành kiến thức thật sự của bạn.
14. Nghỉ ngơi đúng lúc và quay lại đúng thời điểm
Khi bắt đầu, bạn có thể tràn đầy năng lượng và đặt ra những kỳ vọng rất cao cho chính mình. Thế nhưng học với khối lượng lớn mà không cần nghỉ ngơi sẽ làm cho bạn dần cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Bạn nên học Tiếng Anh thường xuyên nhất có thể nhưng cũng cần nghỉ ngơi đúng lúc! Hãy thiết kế cho mình một thời khóa biểu hợp lý để cân bằng giữa học tập, cuộc sống và công việc.
15. Xây dựng thói quen giúp tạo động lực để học Tiếng Anh
Xây dựng một thói quen học Tiếng Anh giúp bạn có thêm nhiều độc lực để duy trì. Đôi khi, bạn không cần phải áp đặt bản thân trong việc học mà nó dường như trở thành thói quen hàng ngày không cần phải đắng đo. Hãy bắt đầu từ mức thấp và nâng dần thói quen lên. Ví dụ, mỗi sáng thức dậy bạn sẽ tập nói trước gương 10 phút, một tuần sau bạn tăng lên 20 phút.
16. 5 đoạn trích dẫn giúp bạn có động lực học ngoại ngữ
Đã bao giờ bạn muốn học một ngoại ngữ mới hoặc đơn giản chỉ là nâng cao vốn ngoại ngữ hiện tại nhưng lại cảm thấy nản chí chưa? Đừng bỏ cuộc bạn nhé, hãy thử đọc qua 5 trích dẫn sau đây, biết đâu bạn sẽ có thêm động lực học Tiếng Anh.
1. The limits of my language are the limits of my world – Ludwig Wittgenstein
Tạm dịch: “Sự hạn chế trong ngôn ngữ cũng chính là hạn chế trong thế giới của tôi.” – Ludwig Wittgenstein
2. To have another language is to possess a second soul – Charlemagne
Tạm dịch: ““Học một ngôn ngữ khác cũng chính là sở hữu một tâm hồn thứ hai.” – Charlemagne
3. To learn a language is to have one more window from which to look at the world – Chinese proverb
Tạm dịch: ““Học một ngôn ngữ chính là có thêm một cửa sổ để nhìn ra thế giới.” – Ngạn ngữ Trung Quốc
4. With language, you are at home anywhere – Edmund de Waal
Tạm dịch: “Với ngoại ngữ, mọi nơi đều là nhà.” – Edmund de Waal
5. “You live a new life for every language you speak. If you know only one language, you live only once.” – Czech proverb
Tạm dịch: “Bạn sống một cuộc đời mới với mỗi một ngôn ngữ mà bạn sử dụng. Nếu bạn chỉ biết 1 ngôn ngữ, bạn chỉ đang sống 1 lần trên đời mà thôi.” – Ngạn ngữ Séc
Hy vọng bài viết chia sẻ về động lực học Tiếng Anh trên đây sẽ giúp bạn có thêm hứng khởi và biết cách tạo động lực cho bản thân. Không có một con đường thành công nào được trải sẵn màu hồng cả. Vì thế, hãy cố gắng, nổ lực hết mình để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Giáo Dục Nidobcn chúc các bạn thành công trên con đường học tập của mình.
Lê Bảo Vân là người sáng lập NidoBCN, một nền tảng giáo dục trực tuyến nổi bật với sứ mệnh mang đến các giải pháp học tập hiệu quả và kỹ năng sống cho học sinh và sinh viên. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục, Vân đã xây dựng NidoBCN từ một ý tưởng nhỏ thành một cộng đồng giáo dục phát triển mạnh mẽ. Đọc tiếp!