Khám Phá Các Chiến Lược Học Nhóm Đem Lại Hiệu Quả Cao

Các chủ doanh nghiệp nhỏ đều có khát khao phát triển, nhưng điều đó sẽ không dễ dàng nếu chỉ bàn luận về các vấn đề mục tiêu, ngân sách và nhiệm vụ hàng tuần. Đôi khi văn hóa không phù hợp sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy chán nản và không còn động lực. Từ đây sẽ xảy ra nhiều mâu thuẫn dễ dẫn đến sự chia rẽ, đặc biệt là trong thời điểm phải vật lộn với dòng tiền, năng suất và tình hình thực tế của việc phát triển doanh nghiệp nhỏ.

Bạn biết rằng nhân viên của bạn là mạch máu của công ty, nên cố gắng có những hành động nhằm gắng kết và thu hút họ. Bạn tổ chức cuộc gặp gỡ sau cuộc họp để thúc đẩy tinh thần đồng đội, khuyến khích hợp tác và nói về những gì tất cả các bạn đang cố gắng hoàn thành cùng nhau. Tuy nhiên, cuối cùng, bạn không nhận được kết quả như ý, khi mà việc giao tiếp với nhau có vấn đề. Vậy làm sao để làm tốt điều đó?

1. Xác định và truyền đạt tầm nhìn, sứ mệnh

Các nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp nhỏ có sự phát triển tốt vì biết giữ thông điệp và khẳng định lại lý do công việc của nhân viên quan trọng, ảnh hưởng đến sự tích cực tới cuộc sống của khách hàng. Họ liên tục được truyền tải tầm nhìn của công ty và cho thấy được vai trò và tầm quan trọng để đạt được mục tiêu. Khi đó nhân viên sẽ thể hiện sự gắn bó cao hơn nếu họ cảm thấy giá trị của họ để đạt được tầm nhìn và sứ mệnh của công ty.

Nếu mọi người chỉ đến để làm việc, họ dễ lạc vào các hoạt động thường ngày và quên mất mục tiêu. Khi đó bạn – người lãnh đạo sẽ cho thấy được sứ mệnh của họ, điều này nhân viên của bạn sẽ làm việc chăm chỉ để hướng đến đích chung.

Đảm bảo giữ cho nhóm của bạn luôn kết nối với nhau và khuyến khích giao tiếp với các nhóm khác để mọi người hiểu được công việc và ảnh hưởng của họ như thế nào trong sự phát triển của công ty. Hãy đưa ra mục tiêu một các rõ ràng, ngay cả khi bạn chưa định hình được con đường phía trước như thế nào. Bằng cách đó, bạn sẽ tạo cho nhân viên của mình một mục đích, từ đó kết quả sẽ được đẩy lên cao. Vai trò của bạn với tư cách là người lãnh đạo là làm cho nhóm của bạn cảm nhận được niềm đam mê và coi đó là mục tiêu của riêng họ. Đừng sợ bị phá vỡ kỷ lục; giữ sự chú ý của mọi người vào bức tranh lớn hơn và dẫn dắt bằng tầm nhìn của bạn.

Tham khảo thêm:  Phân Tích Chi Tiết Về Ưu và Nhược Điểm Của Học Online

Xác định tầm nhìn và sứ mệnh

2. Khuyến khích sự cân bằng

Sự thật là sẽ luôn có nhiều thứ cần kiểm tra hơn trong danh sách nhiệm vụ, nhiều người hơn để gọi, nhiều cuộc họp hơn để tổ chức và nhiều vấn đề cần giải quyết hơn. Tuy nhiên, gây áp lực với nhân viên của bạn bằng cách đặt ra các mục tiêu và thời hạn không thực tế và không cho họ đủ thời gian nghỉ ngơi sẽ phản tác dụng và tạo ra môi trường tiêu cực. Nếu những người thân của họ phàn nàn khi làm việc quá nhiều và họ cần làm việc chăm chỉ hơn và đạt được kết quả cao hơn, điều này có thể dẫn đến sự hụt hẫng của nhân viên. Sự tiêu cực sẽ từ từ len lỏi và ảnh hưởng đến sự tập trung và năng suất làm việc họ dẫn đến stress.

Chính sách doanh nghiệp cũng cần có sự công bằng, khuyến khích và khen thưởng nhân viên cho sự đóng góp của họ tới công việc. Bằng cách cân bằng thời gian làm việc, nhân viên có thể nghỉ ngơi thư giãn, hay chỉ là nạp lại năng lượng sau một thời gian làm việc vất vả.

Điều quan trọng là nhân viên của bạn cần thời gian để tìm hiểu và quen biết nhau vì khi họ có mối quan hệ tốt hơn sẽ tạo ra sự gắn kết trong một nhóm, giúp nâng cao hiệu suất làm việc. Vì vậy, cần biết cách xây dựng nhóm, khuyến khích mọi người gặp gỡ nhau sau giờ làm việc và dành thời gian để trò chuyện với nhau về cuộc sống. Hãy đảm bảo tạo ra một môi trường nơi khuyến khích làm việc lành mạnh, tích cực. Hãy nhớ rằng những người trong nhóm của bạn ngoài công việc thì còn các vấn đề như gia đình hay cuộc sống riêng tư của họ.

3. Tin tưởng nhiều hơn – hạn chế chủ nghĩa cá nhân

Trong một doanh nghiệp nhỏ, số lượng nhân viên của bạn khá hạn chế nên yêu cần bạn cần quản lý nhiều phần việc. Đã bao giờ nhân viên của bạn nói rằng họ cần sự chấp thuận của bạn để hoàn thành công việc? Bạn thì cảm thấy luôn cần phải phê duyệt và xem lại công việc của nhân viên, điều này khiến họ mất tự tin và nghi ngờ khả năng của mình.

Tham khảo thêm:  Thiếu Kỹ Năng và Kiến Thức Hậu Quả Tác Động và Giải Pháp

Điều đáng lưu ý là những cái bạn biết hoặc những cách bạn làm không phải lúc nào cũng đúng và có kết quả tốt nhất. Bằng cách quản lý quá sâu trong công việc của nhân viên, bạn đang tạo ra văn hóa thiếu tự tin và sự chủ động cho họ. Thay vào đó hãy thử đào tạo, cởi mở cho những ý tưởng mới, tạo động lực và truyền cảm hứng để nhân viên tự tin và chủ động trong công việc hơn.

Bên cạnh việc cho nhân viên nhiều trách nhiệm hơn, hãy cân nhắc hạn chế sự cá nhân để tạo ra môi trường doanh nghiệp lành mạnh, có sự hỗ trợ lẫn nhau và tạo ra cảm hứng làm việc. Mọi người thích được đối xử bình đẳng và ý kiến của họ được lắng nghe. Nhân viên muốn làm việc cho những ai mà họ tôn trọng và tin tưởng. Sự tôn trọng ấy có được là do những gì bạn làm, việc liên tục củng cố vị trí nhưng vẫn tạo cho nhân viên sự gần gũi sẽ khó liên kết với họ.

4. Đầu tư cho việc đào tạo

Trong nhiều trường hợp, nhân viên coi những người lãnh đạo là hình mẫu và mong muốn được học hỏi thông qua những hiểu biết sâu sắc, kiến thức và chuyên môn. Nếu bạn không dành thời gian để trau dồi nó và hỗ trợ nhân viên trong quá trình học, họ có thể cảm thấy không đủ quan trọng để được chú ý. Vậy nên hãy luôn sắp xếp thời gian để đào tạo nhân viên của mình một cách đúng đắn, khuyến khích và hỗ trợ trong quá trình phát triển, đồng thời ghi nhận những nỗ lực của họ.

Đừng ngần ngại thừa nhận rằng bạn không thể trả lời hết câu hỏi, hãy khuyến khích sự học tập lẫn nhau giữa các phòng ban. Mọi người sẽ có một kiến thức hay kỹ năng để đóng góp, hãy cởi mở và học hỏi lẫn nhau ở bất kỳ vị trí nào trong công ty. Khuyến khích nhân viên tham gia các lớp học, phát triển thêm kỹ năng thực hành chúng tại công ty.

Tham khảo thêm:  Gợi Ý Làm Thế Nào Để Duy Trì Động Lực Học Tập Lâu Dài?

Quan trọng nhất, đảm bảo mọi người hiểu được rằng sự phát triển của họ sẽ góp phần vào sự thành công chung của công ty và với tư cách là người lãnh đạo. Bạn có thể cảm nhận thấy sự giúp đỡ trong quá trình phát triển của họ quan trọng như của chính bạn, thông qua những tương tác hằng ngày. Là một người lãnh đạo hãy tiếp tục đầu tư thời gian cho chuyên môn bản thân, điều này sẽ là tấm gương để nhân viên học theo.

Đầu tư cho việc đào tạo nhân viên

5. Công nhận thành quả

Ai cũng thích được chú ý tới và đánh giá cao cho sự nỗ lực và chăm chỉ của họ. Nghiên cứu cho thấy rằng 60% người trưởng thành ở nơi làm việc đồng ý rằng sự công nhận rất quan trọng với họ, trên 96% chỉ ra rằng sự công nhận đã truyền cảm hứng khiến họ chăm chỉ và tập trung làm việc hơn.

Là một nhà lãnh đạo, chúng ta không nên đánh giá thấp giá trị của lời khen, đặc biệt khi một trong những nhân viên của bạn mang lại kết quả tốt như công việc xuất sắc hoặc thậm chí kể cả lãnh đạo thì nên khuyến khích và lắng nghe những người khác. Bằng cách này, hãy trao quyền nhiều hơn cho cá nhân họ để tiếp tục nỗ lực phát triển tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu công ty.

Việc quản lý tốt khi doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động sẽ giúp hạn chế đi rủi ro và gia tăng hiệu suất làm việc. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp mới, sẽ có nhất nhiều việc cần phải xử lý trong khi quy trình làm việc chưa được phát triển ổn định. Hy vọng với những thông tin Giáo Dục Nidobcn chia sẻ, bạn đọc có cái nhìn tốt hơn về cách quản lý con người và doanh nghiệp khi mới thành lập.

Bài viết liên quan